logo-gif

Cuộc chiến bền bĩ với “rau bẩn”

 “Rau bẩn” luôn là nổi ám ảnh của người tiêu dùng hiện nay, bởi thực tế nguồn rau sạch, rau an toàn không nhiều.

Từ ám ảnh về rau bẩn

Và từ thực tế và thông qua các phương tiện truyền thông, một thực tế đang tồn tại ở Việt Nam trong lĩnh vực cung ứng nguồn hàng rau củ, đó chính là thực trạng thực phẩm bẩn có xu hướng tràn lan trên thị trường. Những bà nội trợ luôn canh cánh với nỗi lo rau, quả sử dụng nhiều hóa chất để bảo quản như hiện nay, họ bước ra chợ cùng nỗi lo canh cánh mua phải rau bẩn. Rất nhiều bà nội trợ đi chợ, nhưng không biết phải phân biệt như thế nào để tìm ra loại rau an toàn cho mình. “Tôi rất e ngại, mua rau ở chợ nhiều người mang từ quê ra bán, nhưng thực sự đó có phải là rau sạch hay không, thì cũng khó mà biết được. Tôi cũng từng mua rau ở những cửa hàng bán rau sạch, rồi có lần đến mua hàng sớm, thấy của hàng cho nhân viên của mình nhận rau không rõ nguồn gốc, rồi gia cố lại, bỏ vào bao bì rau sạch. Thấy vậy tôi càng mất niềm tin hơn!”, chị Hồ Thái Uyên, Đà Nẵng chia sẻ.

Bên cạnh đó, trên các trang mạng xã hội, rau sạch được đưa ra với nhiều phân tích đúng sai lẫn lộn, khiến người tiêu dùng ngày càng loạn với những thông tin, hiểu biết về rau sạch.

Quả vậy, báo chí đã có nhiều bài viết về rau với những từ “rùng mình”, “kinh hoàng”, “báo động đỏ”… Nhưng rồi mọi người cũng phải ăn rau vì tìm đỏ mắt ngoài chợ không thấy rau sạch, mà nếu có rau được coi là sạch thì số lượng cũng chẳng thấm gì với nhu cầu tiêu thụ và giá cả cũng đắt hơn mong muốn của đa số người tiêu dùng. Đầu tiên, đứng từ góc độ người nuôi – trồng, chắc chắn chẳng nông dân nào muốn sử dụng các loại hóa chất, chất cấm trong sản xuất. Thế nhưng trồng rau sạch ra bán cho ai, ai tin đó là rau sạch, làm sao cạnh tranh với rau bẩn… là những vấn đề mà tự mỗi nông dân không thể giải quyết được. Chính sự bấp bênh của thị trường, sự đeo bám của vấn nạn được mùa – mất giá khiến họ làm liều.

Những năm gần đây, nhiều tỉnh, thành đã có chương trình sản xuất rau an toàn, song có vẻ như đó là giải pháp “xoa dịu” lòng dân hơn là một dự án chiến lược mang tầm quốc kế dân sinh. Thực tế là có những dự án trồng rau sạch đã phá sản. Thậm chí, có những doanh nghiệp tư nhân hô hào là cung cấp rau sạch nhưng lại lừa đảo bằng cách trà trộn rau bẩn vào rau sạch rồi tuồn ra thị trường. Đó chính là lý do nhiều dự án rau sạch không được người tiêu dùng tin tưởng. Gây nên một khúc mắc nữa là rau sạch khó có thể tìm được thị trường cho mình.

Người tiêu dùng thông minh phải biết tự bảo vệ mình

Đà Nẵng là địa phương có khoảng 1,2 triệu người dân, bình quân mỗi năm đã tiêu dùng khoảng 140 ngàn tấn rau, củ, quả; trong đó sản xuất tại chỗ chỉ khoảng 9 ngàn tấn, số còn lại gồm 56 ngàn tấn rau và 76 ngàn tấn quả phải nhập từ nơi khác. Với số lượng rau rất lớn như vậy, thì việc kiểm soát chất lượng rau không hề dễ dàng. Rau bẩn vẫn tồn tại trên thị trường như một lẽ hiển nhiên.

Hiện nay, một phương pháp trồng rau phát huy hiệu quả tích cực nhất, đó chính là rau được trồng bằng phương pháp thủy canh. Rau được trồng thủy canh theo quy trình nghiêm ngặt của Hà Lan, với tiêu chuẩn 4 không: Không thuốc trừ sâu; Không thuốc bảo vệ thực vật; Không thuốc tăng trưởng; Không sử dụng chất biến đổi gen. Rau xà lách thủy canh này tuân thủ tiêu chuẩn quy trình VIETGAP số -TT-13-09-68-007; chịu sự giám sát chặt chẻ, nghiêm ngặt từ hạt giống, nước, giá thể, chế độ dinh dưỡng cho cây, theo đúng quy trình của Vietgap đề ra; với các chủng loại Sala: salanova, bativia, lolo xanh và tím, romen baby, romen, sala mỡ, sala phize, …và các loại sala thủy canh khác.

Quy trình trồng rau thủy canh cũng được chuẩn hóa nghiêm ngặt:Ươm giống: Giá thể (sơ dứa đã qua sử lý) đọc cho vào ly ươm; Cho hạt vào ly ươm (giống của Hà Lan); Cho ly ươm ra bàn ươm (thời gian ươm từ 12 – 15 ngày); Sau 15 ngày cho ra máng trồng. Trồng: Thời gian trồng trên máng từ 25-30 ngày; Nước được luân chuyển 24/24 trong lòng máng để nuôi cây; Dùng bẩy để bắt ruồi và các loại côn trùng khác (kg phun xịt thuốc); Khi cây đã trưởng thành đạt trọng lượng từ 200-500g/ cây (tuỳ loại) thu hoạch. Thu hoạch: Nhổ cây, lặt sạch các lá già, héo; Quấn màng co thực phẩm cho bộ rể (giữ cho cây đc tươi lâu – sau đó cho vào bao bì; Chuyển đến tay người tiêu dùng.

Làm thế nào để có thể biết được mình mua đúng rau thủy canh sạch, thì chỉ chính người tiêu dùng mới có thể phân biệt được, và cũng chọn đơn vị uy tín để mua mặt hàng phục vụ cho bữa cơm gia đình mình.

Đó cũng là lý do mà tại Ẩm thực Trần, rau xà lách mỡ và xà lách lô tô được trồng bằng phương pháp thủy canh, Trần chọn để cung ứng ra thị trường, cùng với chuỗi ẩm thực của mình. Để đảm bảo được quy trình này, Ẩm thực Trần phải đầu tư rất lớn.

Đối với Trần Thanh Tuấn, Chủ tịch sáng lập Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần thì những ám ảnh về những thịt bẩn, rau bẩn tràn lan đang hoành hành trên thị trường, Tuấn suy nghĩ rất nhiều về việc mình phải làm gì cho cộng đồng. “Người tiêu dùng có thể kiểm chứng mức độ sạch của rau không chỉ bằng mắt nhìn, mà bằng việc thưởng thức trực tiếp nó để cảm nhận. Chỉ khi sử dụng, thì mới có thể so sách được sự khác biệt của rau sạch và rau bẩn, từ đó tin dùng. Chúng tôi có thể mang đến nguồn rau xà lách mỡ, xà lách lô tô sạch chất lượng, đảm bảo an toàn cho khách hàng khi sử dụng, đó chính là điều mà chúng tôi hoàn toàn tâm đắc và quyết thực hiện bền bĩ!”, ông Tuấn một lần nữa, khẳng định.

BÁ NGUYÊN

Ảnh: Rau thủy canh của Ẩm thực Trần được trồng bằng những quy trình vô cùng nghiêm ngặt

Contact Me on Zalo